Ngoài các loại trang sức bằng vàng, đá quý, kim cương,…, trang sức bạc cũng được ưa chuộng nhiều hiện nay, đặc biệt là với phái nữ vì giá thành phù hợp hơn nhiều so với các loại trang sức khác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về bạc và những mục đích sử dụng nó trong cuộc sống.
1. Bạc là gì?
Ag là ký hiệu của nguyên tố kim loại bạc trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Nó có màu trắng, đặc tính mềm, dẻo và có độ dẫn điện, dẫn nhiệt cao nhất trong tất cả các nguyên tố kim loại hiện nay. Khối lượng riêng của bạc là 10,49 g/cm3.
Bạc có thể tồn tại trong 2 dạng là dạng nguyên chất và dạng hợp kim. Nó có thể tìm thấy trong các khoáng vật như argentit hoặc chlorargyrit. Hiện nay, hầu hết lượng bạc được sản xuất trên thế giới đều là sản phẩm phụ của quá trình điều chế các kim loại như đồng, vàng, chì và kẽm.
Từ xa xưa, bạc đã được coi là một kim loại quý có giá trị lâu bền. Nó được sử dụng như một phương tiện trao đổi giá trị, bao gồm tiền xu, đồ trang sức, chén đũa và nhiều vật dụng khác trong những gia đình có điều kiện.
Bạc nguyên chất được sử dụng trong ngành công nghiệp hiện nay như là chất dẫn, chất tiếp xúc, tráng gương và quá trình điện phân của một số phản ứng hóa học. Hợp chất của bạc thường được sử dụng trong sản xuất phim ảnh, tẩy khuẩn và thay thế chất kháng sinh y học.
2. Đặc điểm – tính chất – thuộc tính của kim loại bạc
Khác với vàng, bạc là kim loại có tính mềm, dẻo, dễ uốn và cứng hơn. Nó có màu trắng sáng và là kim loại có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt, phản quang tốt nhất trong tất cả các kim loại hiện nay.
Ion Ag của Kim loại bạc có tính oxy hóa mạnh, nhưng hoạt động của nó kém. Trong không khí, bạc không bị oxy hóa ngay cả khi chịu tác dụng của nhiệt độ cao. Tuy nhiên, khi tác dụng với O3, sẽ xảy ra phản ứng hóa học và bạc sẽ chuyển thành bạc oxit.
2Ag + O3 → Ag2O + O2
Bạc không phản ứng với HCl và H2SO4 loãng trong trường hợp không có chất xúc tác. Tuy nhiên, khi có chất xúc tác nhiệt độ, bạc sẽ bị oxy hóa bởi axit nitric và axit sulfuric đặc.
3Ag + 4HNO3 (loãng) → 3AgNO3 + NO + 2H2O
2Ag + 2H2SO4 (đặc, nóng) → Ag2SO4 + SO2 + 2H2O
Khi tiếp xúc với không khí hoặc nước có chứa hydro sunfua, bạc sẽ bị xỉn màu và chuyển sang màu đen.
4Ag + 2H2S + O2 (kk) → 2Ag2S + 2H2O
Khi có chất xúc tác là hydrogen peroxide H2O2, bạc sẽ có tác dụng với axit HF.
2Ag + 2HF (đặc) + H2O2 → 2AgFb + 2H2O
2Ag + 4KCN (đặc) + H2O2 → 2K[Ag(CN)2] + 2KOH
3. Các ứng dụng của kim loại bạc trong cuộc sống
Bạc là một kim loại quý có tính thẩm mỹ cao, vì thế nó thường được sử dụng làm đồ trang sức có giá trị, thường là bạc đủ tuổi có chứa 92,5% bạc (còn gọi là bạc 925). Ngoài ra, bạc cũng được dùng làm vật trao đổi như vàng nhưng có giá trị thấp hơn. Từ năm 700 TCN, người Lydia đã sử dụng bạc trong dạng hợp kim của vàng và bạc để đúc tiền. Sau đó, khi bạc được làm tinh khiết, người ta đã chuyển sang đúc tiền bằng bạc nguyên chất.
Bạc nitrat là một trong những muối halogen của bạc được sử dụng rộng rãi trong sản xuất phim ảnh, đây cũng là ứng dụng phổ biến nhất của bạc.
Bạc được sử dụng như một vật dẫn điện trong các sản phẩm điện và điện tử như bảng mạch in sơn bạc, bàn phím máy tính và labtop. Ngoài ra, bạc cũng được sử dụng trong các tiếp điểm điện cao
Bạc được sử dụng để chế tác những loại gương cần tính phản xạ cao đối với ánh sáng, với mặt sau của nó được mạ nhôm.
Trong nha khoa, bạc cũng được dùng làm răng giả hoặc bọc răng vì nó dễ uống và an toàn, trơ với các hóa chất cũng như các tác nhân oxy hóa.
Trong ngành hóa học, bạc được sử dụng như một chất xúc tác lý tưởng cho các phản ứng oxy hóa – khử, như sử dụng tấm lọc bạc có chứa ít nhất 99,95% bạc theo trọng lượng trong quá trình sản xuất formaldehyde từ metanol và không khí.
Bạc cũng được sử dụng để sản xuất que hàn, các loại công tắc điện và pin có dung lượng lớn như pin bạc – kẽm hoặc bạc – cadmi.
Trong khí quyển giàu hydro sulfide, các tiếp điểm điện được làm bằng bạc và Bạc Sulfide hay bạc Whiskers được tạo thành.
Trong y học, bạc có rất nhiều ứng dụng, bao gồm sản xuất các loại dược phẩm, làm chất kháng sinh sinh học, và sử dụng các muối halogen của bạc như bạc Fulminat (một chất nổ mạnh), bạc Chloride (chất kết dính cho các loại kính vì nó trong suốt) và bạc iodide (dùng làm chất tụ mây để gây mưa nhân tạo).
Bạc oxide được sử dụng làm cực dương trong các quả pin đồng hồ.
Ngoài ra, nó cũng được sử dụng như một chất khử trùng nước và được xem là có khả năng chống lại tà ma, người sói, ma cà rồng.
Tạm kết
Qua bài viết này, Phukienong đã cung cấp đến các bạn những thông tin bổ ích nhất về chủ đề kim loại bạc là gì. Hy vọng sẽ giúp ích được các bạn trong quá trình hộ tập và làm việc. Để biết thêm các kiến thức khác, bạn hãy ủng hộ và theo dõi trong các bài viết tiếp theo của Phukienong nhé.