Kim loại vàng là gì? Tính chất vật lý – hoá học – ứng dụng

Kim loại vàng là gì?

Vàng là một trong những kim loại quý có tính chất mềm dẻo, dễ uốn cong và được sử dụng để chế tác thành trang sức. Ngoài vẻ đẹp thường thấy, vàng còn có nhiều điều thú vị không phải ai cũng biết. Hãy tìm hiểu thêm thông tin hữu ích về vàng trong bài viết dưới đây.

1. Kim loại vàng là gì?

1. Kim loại vàng là gì?

Câu hỏi “Vàng có phải là kim loại không?” được nhiều người đặt ra. Câu trả lời là có, vàng là một kim loại có màu vàng khi ở dạng nguyên khối, nhưng khi được chia nhỏ thành các hạt nhỏ, nó có thể có màu đen, hồng hoặc tím.

Vàng có đặc tính mềm, dễ uốn cong, dát mỏng, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt và không phản ứng với hầu hết các loại hóa chất. Ngoài ra, nó còn có đặc tính phản xạ tuyệt vời. Khi phủ lên bề mặt vật thể một lớp vàng, vật đó có thể phản xạ được tới 90% sự phóng xạ hay bức xạ nhiệt.

  • Vàng là một nguyên tố kim loại có giá trị cao, được biết đến và sử dụng từ thời Chalcolithic.
  • Ký hiệu của nó là Au
  • Cấu hình electron là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p64d10 5s2 5p6 4f14 5d10 6s1
  • Số hiệu nguyên tử là 79 và khối lượng nguyên tử là 197g/mol
  • Độ âm điện của vàng là 2.54

2. Quá trình hình thành kim loại vàng

2. Quá trình hình thành kim loại vàng

Những nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy rằng vàng được tạo ra bởi sự kết hợp của nước và động đất. Khi động đất xảy ra, nó sẽ làm đứt gãy các địa chất và tạo ra những khe hở trên bề mặt đất.

Nước sẽ nhanh chóng chảy xuống các kẽ hở cách mặt đất khoảng 10km, ở đó có áp suất và nhiệt độ cực cao. Đây là môi trường lý tưởng để tạo thành vàng khi có các chất cacbon dioxit, silic dioxit và một số hợp chất khác.

Khi động đất xảy ra, các hiện tượng dư chấn sẽ làm giảm áp suất nhanh chóng, khiến quá trình bay hơi của nước được đẩy nhanh hơn. Do đó, các hạt vàng trong môi trường này sẽ bị kết tủa ngay lập tức. Qua những quá trình này lặp đi lặp lại, lớp vàng trầm tích đã được hình thành.

Tổng tài nguyên vàng của nước ta hiện nay được ước tính là vài nghìn tấn, trong đó trữ lượng thực tế có thể đạt được là trên 100 tấn. Đến thời điểm hiện tại, đã phát hiện được khoảng 500 điểm mỏ và quặng vàng, trong đó có gần 30 địa điểm đã được tìm kiếm và thăm dò, đánh giá trữ lượng gần 300 tấn vàng.

3. Các đơn vị đo lường vàng

3. Các đơn vị đo lường vàng

Trong ngành kim hoàn tại Việt Nam, khối lượng của vàng được đo bằng đơn vị cây vàng (lượng) hoặc chỉ vàng.

  • 1 cây vàng = 1 lượng vàng = 10 chỉ vàng.
  • 1 lượng vàng = 37.5g vàng.
  • 1 chỉ vàng = 3.75g vàng.
  • 1kg vàng = 266 chỉ vàng = 26 cây vàng (lượng vàng) 6 chỉ vàng.

4. Kim loại nào quý hơn vàng?

Vàng là một trong những kim loại quý hiếm và giá trị cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên, còn có nhiều kim loại quý hiếm hơn và giá trị cao hơn rất nhiều so với vàng. Hãy cùng nhau điểm mặt 3 kim loại quý hiếm hàng đầu thế giới này.

4.1. Rhodium

Rhodi, còn được gọi là Rhodium, được sử dụng trong bộ xử lý khí thải của ô tô để giảm lượng khí thải độc hại và các chất gây ô nhiễm môi trường. Do số lượng cực kỳ hiếm, giá Rhodium đã nhảy vọt liên tục trong những năm gần đây. Sản lượng Rhodium hàng năm chỉ khoảng 30 tấn, trong khi đó sản lượng vàng khai thác được hàng năm là 2500-3000 tấn.

4.1. Rhodium

4.2. Palladium

Palladium là một phần không thể thiếu trong các hệ thống xử lý khí thải độc hại của ô tô. Nó có giá trị cao hơn bạch kim và vàng và được sử dụng trong lượng lớn trong các hệ thống xử lý khí thải.

Có màu trắng bạc, bề mặt sáng bóng, Palladium là một kim loại quý có khả năng chống xỉn màu tốt, dẫn điện, chống ăn mòn và chống chịu nhiệt tốt.

Palladium được sử dụng trong nhiều thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại di động, ti vi. Nó cũng được ứng dụng trong y học và công nghệ in ảnh. Nó có thể được sử dụng thay thế cho niken trong sản xuất vàng trắng.

4.2. Palladium

4.3. Bạch kim

Bạch kim là một trong những kim loại quý hiếm nhất trên hành tinh, có màu trắng ngà, khó bị ăn mòn, nhiệt độ nóng chảy lên đến 3215 độ F. Nó được sử dụng trong những sản phẩm đặc thù như: thuốc chống ung thư, lọc hóa dầu, màn hình kỹ thuật số LCD, ổ cứng, cáp sợi quang, kính mắt, sơn và chất nổ. Giá thành của bạch kim là cao hơn vàng và nó cũng quý hiếm hơn so với kim loại vàng.

4.3. Bạch kim

Tạm kết

Như vậy, qua bài viết này, Phukienong đã giúp bạn hiểu được phần nào về kim loại vàng, tính chất cũng như ứng dụng của nó. Không những vậy, Phukienong còn cung cấp chia sẻ rất nhiều các kiến thức bổ ích khác, các bạn hãy cùng theo dõi trong các bài viết tiếp theo nhé.

5/5 - (1 bình chọn)
[bvlq_danh_muc]
Chat Zalo